Đang truy cập :
4
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 3
Hôm nay :
976
Tháng hiện tại
: 13051
Tổng lượt truy cập : 2761335
Về cơ bản, công nghệ bàn phím này sẽ theo dõi vị trí các ngón tay, đánh dấu đường nét viền của các ngón tay và ước tính vị trí đặt các phím Qwerty. Nó sử dụng một kỹ thuật cơ chế nhận biết để xác định vị trí người dùng nhấn phím dựa trên một số yếu tố. Trước hết, vị trí ngón tay bắt đầu rất quan trọng để nhận biết độ sâu được đưa vào. Và mỗi nửa bên bàn phím sẽ được dành cho mỗi bàn tay riêng biệt.
Khi mới sử dụng, người dùng sẽ hơi bối rối khi không thấy được bàn phím ngay trên mặt bàn nơi họ đặt tay và gõ, mà phải nhìn vào hình ảnh hiển thị trên màn hình thiết bị, với các phím xuất hiện lơ lửng dưới các ngón tay và hiển thị theo công nghệ tương tác thực tế (augmented reality - AR).
Hiện nay, Gesture Keyboard chỉ là một ý tưởng công nghệ. Nhưng theo trang Pocket-lint, Fujitsu sẽ đưa công nghệ này ra thị trường trong tương lai không xa. Fujitsu cũng không cho biết phần mềm này tương thích với nền tảng hệ điều hành nào, nhưng có vẻ hãng công nghệ của Nhật Bản này ban đầu sẽ đưa ý tưởng này vào các máy tính bảng chạy Android và Windows 8 của họ.
Trong khi đó, theo trang công nghệ TechCrunch, phần mềm xử lý của công nghệ Fujitsu Gesture Keyboard hiện cũng chỉ là nguyên mẫu thử nghiệm và dường như chỉ chạy tốt trên máy tính bảng Windows 8 của Fujitsu. Và tại gian hàng trình diễn của hãng tại MWC, Fujitsu phải đặt thêm một ngọn đèn nhằm cung cấp ánh sáng thật tốt vào bàn tay người dùng.
Huy Minh
Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn