Đang truy cập :
7
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 6
Hôm nay :
289
Tháng hiện tại
: 8402
Tổng lượt truy cập : 2833956
DN chê SV tốt nghiệp ra trường yếu, không đáp ứng được yêu cầu công việc thực tế, thậm chí nhiều DN bất mãn với kỹ năng của nguồn nhân lực có lẽ là điều mà lãnh đạo trường ĐH nào cũng nghe, cũng biết. Họ lắng nghe ý kiến của DN là “hãy đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu thực tiễn” nhưng nhiều ý kiến cho rằng việc đào tạo ở giảng đường không thể chạy theo và đáp ứng được mọi yêu cầu của DN.
"Theo tôi, đánh giá SV Việt |
Ông Tuấn cho rằng đòi hỏi trường ĐH đào tạo nhân lực phải đáp ứng mọi yêu cầu của DN là không thể vì mỗi doanh nghiệp có môi trường, bí quyết làm việc riêng, trường học không thể chạy theo… từng yêu cầu đó.
Đồng tình với ý kiến trên, TS Tân Hạnh - phó giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông TPHCM cho biết trường mình đào tạo ngành nghề mang tính đặc thù, thuộc Tập đoàn Bưu chính viễn thông nên trước đây SV ra trường là có việc ngay. Từ năm 2007, số lượng tuyển sinh đông không chỉ đáp ứng trong ngành mà hướng đến nhu cầu xã hội nên trường chủ động tiếp cận với doanh nghiệp để tiếp thị nguồn nhân lực của mình.
Theo ông Hạnh, SV yêu cầu nhà trường phải đào tạo sao cho đúng yêu cầu DN và DN đòi hỏi trường ĐH phải đáp ứng mọi yêu cầu của mình là thiếu thực tế. Vì trường ĐH có khung đào tạo chung chứ không phải muốn là có thể vượt qua được khung đào tạo đó.
Nhà trường không theo kịp xã hội
Ông Trần Thanh Liên - Tổng công ty Điện lực TPHCM cho rằng phía việc kết hợp đào tạo giữa bên sử dụng và bên đạo tạo có nhiều tích cực nhưng còn nhiều kẽ hở. Cụ thể trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, trong quá trình đào tạo 4 năm ở trường khi SV tốt nghiệp đi làm thì công nghệ ngoài xã hội đã thay đổi rất nhiều, nhà trường theo không kịp.
“Nhà trường cần phối hợp với những nhà thầu tiên tiến, cung cấp các tài liệu kỹ thuật cho SV nghiên cứu và tiếp cận với các kỹ thuật mới nhất”, ông Liên nói.
Theo ông Phước, trong bối cảnh như hiện này mà yêu cầu SV làm đúng ngành là rất khó trừ một số ngành đặc thù. Thế nên không nên đòi hỏi đúng ngành mà nên chú ý đến việc đào tạo liên ngành.
"SV ngoài việc học chuyên nhành chính có thể chọn thêm những môn học để trang bị thêm kiến thức kỹ năng khác cho mình thì khả năng tìm việc sẽ cao hơn. Thay vì SV học bốn năm để lấy một bằng chuyên ngành thì có thể cho SV học 5 hoặc 6 năm để lấy bằng đôi, giảm thời gian phải học văn bằng hai”, TS Lê Hữu Phước đề xuất.Lâu nay chúng ta nghe rất nhiều về những lời chê về việc đào tạo chưa theo yêu cầu xã hội của trường ĐH, còn trách nhiệm của bên sử dụng nguồn nhân lực lại ít được đề cập. Trong khi, trong điều kiện như hiện nay DN có vai trò rất lớn trong việc hoàn thiện nguồn nhân lực, là môi trường để SV áp dụng các kiến thức ở nhà trường vào thực tế.
Sự kết hợp của các DN chủ yếu chỉ mang tính hỗ trợ, chưa gắn liền với trách nhiệm. Không ít DN khi tuyển người, ngay với SV vừa tốt nghiệp đã đòi hỏi phải có kinh nghiệm làm việc hay các kỹ năng nhỏ lẻ theo môi trường của mình. Họ chú trọng đến việc ứng viên phải đem lại hiệu quả ngay mà ngại “đầu tư” đến việc đào tạo thêm.
“Không một ai vừa tốt nghiệp mà có thể làm việc được ngay trong một môi trường mới. Theo tôi, để có nguồn nhân lực cao thì bên sử dụng cũng phải có trách nhiệm hỗ trợ SV biến các kiến thức ở trường học có thể ứng dụng được vào thực tế”, đại diện công ty Hùng Hậu thẳng thắn.
Người này cho biết, công ty sẵn sàng nhận những SV năm cuối, SV ra trường trong lĩnh vực mình cần đến thực tập để đào tạo thêm. Qua đó sẽ giữ lại những ứng viên có năng lực và phù hợp.
Không ít DN cũng sẵn sàng như vậy nhưng khó khăn của họ chưa thể lập ra một bộ phận chuyên môn để hợp tác trong việc đào tạo với trường ĐH. Họ cũng không muốn mạo hiểm đầu tư thời gian, tiền bạc để đào tạo thêm vì ở góc độ kinh doanh hiển nhiên họ muốn tuyển người có thể làm việc ngay. Chưa kể lo ngại "cốc mò cò xơi", người mới đi làm có chuyên môn, kinh nghiệm thì rất dễ nhảy việc.Để có nguồn nhân lực cao, SV ra trường không rơi vào cảnh thất nghiệp hay làm trái ngành, nhà trường và DN phải có hợp tác chặt chẽ và mang tính trách nhiệm hơn. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng nhà trường và DN chỉ mang tính chất là môi trường, điều quan trọng nhất là sự nỗ lực, cố gắng của chính SV. Họ phải biết chủ động trau dồi cho mình kiến thức, các kỹ năng, tinh thần tự học, thái độ làm việc hợp tác, tiếp cận với doanh nghiệp… thì kiến thức được học mới có thể đến sát với nhu cầu.
Hoài Nam
Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn